Diêu Trì 's 4rum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
by tuquynh Mon Feb 27, 2012 3:59 pm

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
by tuquynh Mon Feb 27, 2012 3:51 pm

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
by tuquynh Sat Oct 01, 2011 10:29 am

» Học tiếng Nhật - Top Globis
by tuquynh Sat Oct 01, 2011 10:20 am

» Học tiếng Nhật - Top Globis
by tuquynh Fri Aug 26, 2011 3:19 pm

» ĐỀ THI VÀO 10 MÔN TIẾNG ANH 2011
by ngoan Tue Jun 28, 2011 11:44 am

» Đề thi vào 10 môn Toán 2011 (chính thức)
by ngoan Thu Jun 23, 2011 11:36 am

» Đề thi vào 10 môn Ngữ văn 2011 (chính thức)
by ngoan Wed Jun 22, 2011 3:18 pm

» Đề thi thử vào 10 môn TIẾNG ANH
by ngoan Mon Jun 13, 2011 10:53 am

» Đề thi thử vào 10 môn TOÁN
by ngoan Mon Jun 13, 2011 10:47 am

Diễn Đàn

Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố

2 posters

Go down

Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố Empty Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố

Bài gửi by tuthan_thuctu4444 Sat Mar 07, 2009 4:58 pm

Mỗi lần học Hóa học có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các nguyên tố Hóa học có tên gọi như vậy? Vì sao lại gọi nguyên tố ở ô thứ 18 trong bảng hệ thống tuần hoàn là Agon? Vì sao lại gọi nguyên tố ở ô thứ 101 là Mendelevi?... Vì vậy hiểu rõ lai lịch và hàm ý của tên gọi các nguyên tố hóa học không chỉ lý thú mà từ đó còn biết một số tính chất nào đó, tình trạng tồn tại và lịch sử phát hiện của các nguyên tố.
Có không ít những nhà hóa học lại là những nhà thiên văn học hoặc rất yêu thích thiên văn học. Cho nên họ thường dùng tên của các vì sao đặt cho tên của các nguyên tố phát hiện đươc.
SELEN có tên từ tên của Mặt Trăng.
TELU có nghĩa là Địa Cầu.
HELI có nghĩa là Mặt Trời.
NEPTUNI là tên sao Hải Vương.
PLUTONItên sao Diêm Vương.
URAN là tên sao Thiên Vương
PALAĐI do nhà hóa học người Anh Vonlaston (W.H.Wollaston) tìm ra vào những năm 1803-1804.Tên gọi PALAĐI của nguyên tố này được lấy từ tên của tiểu hành tinh Pallas vừa được phát hiện trước đó 1 năm.
Năm 1803, Cloprot( người Đức) và Beczêliuyt (người THụy Điển)độc lập với nhau đã tách được từ khoáng vật xerit 1 ôxit của XERI, tên gọi xuất phát từ chữ La TInh Ceria để ghi nhớ việc tìm ra nguyên tố ngay sau khi phát hiện được tiểu hành tinh Ceres.
Các nhà giả kim thuật lấy tên của hành tinh Mecury (sao Thuỷ) đặt tên cho nguyên tố THỦY NGÂN.

Còn một số người mang tên các vị thần theo truyền thuyết để đặt tên cho các nguyên tố hóa học.
PROMETI là tên từ tên của vị thần Promethe, đã vì loài người mà lấy trộm lửa trời trong thần thoại Hy Lạp.
TITAN là từ tên vị thần địa cầu Titan trong thần thoại Hy Lạp.
VANADI các muối vanađi có màu sắc diễm lệ, Vanadi là từ tên của Vanadis, vị thần sắc đẹp mà dân gian NaUy lưu truyền.
Năm 1802, nhà khoa học Ekebec(A.G.Ekeberg,1767-1813, người THụy Điển)nghiêm cứu các khoáng vật ở Phần Lan phát hiện một nguyên tố mới là TANTAN.Nguyên tố có tên gọi như vậy là vì hợp chất của nó trơ về mặt hóa học. Tantanlus là tên của một ông thần quá nhiều tham vọng nhưng không thỏa mãn được và suốt đời ôm hận vì bị các thần khác trừng phạt, giam vào vách đá.
Đến năm 1844, nhà hóa học ngưưoì ĐỨc Rose (1795-1864)phân tích khaóng vật columbi và chứng minh rằng columbi là hỗn hợp của tantan và 1 nguyên tố khác chưa biết có khối lượng riêng bé hơn tantan. Nguyên tố mới đó được gọi là NIOBI, lấy tên của Niobi là con gái của thần Tantanlus.
Năm 1828, Beczêliuyt chế được ôxit của 1 nguyên tố mứoi từ quặng ở Nauy (ngày nay gọi là quặng thorit) và ông đặt tên là THORIA, lấy tên từ tên của vị thần chiến tranh Thorr của xứ Scanđinavi.
Cũng có những nguyên tố được đặt theo tên của những nhà khoa học kiệt xuất cận đại.
Nguyên tố CURI, ở ô thứ 96 là kỷ niệm nhà bác học Marie Curie.
Nguyên tố ở ô thứ 100 là FECMI, là kỷ niệm nhà bác học Enrico Fermi, người xây dựng lò phản ứng hạt nhân tự duy trì năm 1942.
Nguyên tố ở ô thứ 99 là ENSTENI, lấy tên nhà vật lý lỗi lạc Anbe Anhstanh(định luật tương đối).
Nguyên tố ở ô thứ 101 là MENĐELÊVI để kỷ niệm nhà hóa học Menđeleep, người tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố.
Nguyên tố ở ô thứ 102 là NOBELI để kỷ niệm A.Noben.
Nguyên tố ở ô thứ 103 LAURENXI để kỷ niệm ông Ecnes Lauren, người phát minh máy gia tốc.
Năm 1886, Marinhac tách đựoc từ muối của samari một hợp chất cảu nguyên tố mới là GAĐOLINI, tên gọi này ghi nhớ công lao của ông Gađolin, người đặt nền móng cho việc phát hiện các nguyên tố đất hiếm.
Có một số nhà khoa học lại mang nguyên tố phát hiện được gắn liền với tên Tổ quốc thân yêu của mình.
POLONI do nhà bác hoc Mari quyri phát hiện và đặt tên để kỷ niệm Tổ quốc Ba Lan của bà.
GALI do nhà bác học người Pháp phát hiện năm 1875 được đặt theo tên gọi trước đây của nước Pháp Gaul.
GEMANI do nhà bác học nước Đức phát hiện năm 1886, có tên gọi được lấy từ chữ Germany là nước Đức.
Nhà hóa học người Nga là Clau tìm được nguyên tố RUTENI khi nghiên cứu các kim loại họ plantin thu được từ quặng ở núi Uran. Tên gọi RUTENI của nguyên tố xuất phát từ chữ Ruthenia là tên Hy Lạp cổ của nước Nga (Russia).
Nguyên tố HAFNI được phát hiện tình cờ vào năm 1923. Khi chế tạo những ống Rơnghen mới và nghiên cứu phổ Rơnghen của các nguyên tố, 2 nhà khoa học là Heversy (Hunggari) và Coster(Hà Lan) làm việc ở Copenhaghen đã phát hiện ra những vạch quang phổ mới trong phổ Rơnghen của nguyên tố ziconi. Đó là những vạch phổ của nguyên tố mới gọi là HAFNI. Tên gọi này được lấy từ chữ hafnis tiếng la Tinh là tên cổ của thủ đo Côpenhaghen.
Năm 1879, nhà hóa học Thụy Điển là Ninxơn đã phát hiện được nguyên tố mới bằng phương pháp phân tích quang phổ có tên là SCANĐI (Scnđinavie là quê hương của Ninxơn).
năm 1925, các nhà khoa học ngươì Đức là hai ông bà Nôđac và ông Tacke đã phát hiện được nguyên tố RENI nhờ quang phổ tia Rơnghen, đến năm 1928, Nôđac và Bec tách ra được 1g Reni kim loại từ 600kg tinh quặng Molipđennit và đến năm 1930 đã đề ra phương pháp điều chế kim loại RENI ở trong công nghiệp. Nôđac đặt tên cho nguyên tố đó là RENI để ghi nhớ sông Ranh ở đất nước của ông.
Năm 1901, nhà hóa học ngưưoì Pháp là Đemacxay tách được EUROPI từ samari, tên gọi của nguyên tố này xuất phát từ chữ Europe có nghĩa là châu âu.
Năm 1907, Von Venbach (người Áo) và Uyabanh (người PHáp) độc lập với nhau đã tách được từ ytecbi một hợp chất của nguyên tố mới. Uyabanh đặt tên cho nguyên tố đó là LUTEXI, tiếng La tinh Lutetia là tên cổ của thủ đô Pari.
Năm 1886, nhà hóa học người Thụy Điển là Clêvơ tìm thấy trong ecbi có nguyên tố HONMI và TULI, tiếng La tinh Holmia là tên cổ của thủ đô Stockholm và Thule là "vùng cực bắc của châu Âu" tức vùng Scanđinavia.
Không ít tên nguyên tố là xuất phát từ tên gọi của khoáng vật.
NHÔM (aluminium) là tồn tại trong khaóng alum (phèn).
BO có trong khoáng vật phổ biến là borax (hàn the).
CANXI có tên như vậy vì nó tồn tại trong đá vôi.
SILIC là tên khoáng vật Silix có chứa Silic mà thành tên.

Có một số nguyên tố là do thông qua phân tích quang phổ mà phát hiện ra, nên các nhà khoa học đã lấy màu sắc ứng với màu sắc trên quang phổ để gọi tên.
INDI có màu sắc ứng với nó trên quang phổ là tương tự như màu sắc của thuốc nhuộm Indigo(màu chàm).
TALI ứng với vạch màu lục trên quang phổ thì được gọi theo nguyên văn chữ Hy Lạp "thalus" (màu lục) có biến hóa chút ít mà thành.
CESI có nghĩa là "xanh da trời".
RUBIDI có nghĩa là "màu đỏ thẫm".
Khí HIĐRO đã được điều chế ra lần đầu tiên ở Trung Quốc. Ở châu âu, bác sĩ Paraxen (1493-1541)là người đầu tiên đã điều chế được Hiđro khi cho sắt tác dụng với axit sunfuric nhưng ông không mô tả tính chất của khí đó.Về sau Robe Boilơ đã điều chế được khí hiđro, thu được khí và khảo xát tính cháy được của khí đó. Năm 1771 nhà khoa học người Anh là Canvendiso đã biết được khí hiđro kết hợp với ôxi thành nước. Năm 1779 Lavoaziê đã xác định được HIĐRO là thành phần của nước và đặt tên là HIDROGENIUM (xuất phát từ tiếng Hy Lạp hydoro là nước và genao là sinh ra).
ÔXI gần như được phát hiện đồng thời vào những năm 70 của thế kỷ 18 bửoi 3 nhà khoa học:Prisli (người Anh) điều chế ôxi bằng cách đun nóng thủy ngân ôxit, Silơ (Thụy Điển) điều chế ôxi bằng cách nhiệt phân muối magiê nitrat, diêm tiêu, và Lavoaziê cũng bằng cách nhiệt phân thủy ngân ôxit. Tên gọi ÔXI phản ánh quan điểm không đúng của Lavoaziê cho rằng khí ôxi là chất tạo nên axit. Tên La tinh OXYGENIUM là xuất phát từ các chữ Hi Lạp oxos là axit và genao là sinh ra.
FLO tiếng Hy Lạp nghĩa là phá hoại, FLO là phi kim hoạt động nhất gần như có thể phản ứng với mọi chất.
CLO từ Hy Lạp có nghĩa là "màu lục". khí clo ở nhiệt độ thường là một chất khí màu vàng lục.
BROM là từ Hy Lạp "bromos" nghĩa là hôi. BRÔM là á kim duy nhất ở thể lỏng trong điều kiện thường, rất dễ bay hơi và hơi của nó có mùi hôi, có tính kích thích mạnh.
Iôt là từ chữ "Ilodoes" có nghĩa là màu tím do hơi của nó có màu tím.
Crom tiếng Hy Lạp cónghĩa là "màu sắc". Mà trong thực tế các hợp chất của CRÔM có những màu sắc rất khác nhau: Cr2O3 có màu lục thẫm, chì cromat là chất màu nổi tiếng gọi là "vàng crom", bari cromat có màu vàng chanh, bạc cromat có màu dỏ gạch, kali cromat có màu đỏ da cam.

Từ thời cỏ đại xưa, pirolusit được dùng để làm mất màu lục của thủy tinh gây nên bởi tạp chất sắt 2. Thời bấy giwof người ta coi những khoáng vật manhetit, pirit và pirolusit là một và gọi là magnesia. Đây là tên của một thành phố cổ thuộc vùng tiểu á có mỏ manhetit. Mãi đến năm 1744 nhà hóa học Thụy Diển Silo mới chứng minh được pirolusit là hợp chất của một nguyên tố chưa biết và trong cùng năm đó nhà hóa học khác người THụy ĐIển là Gan đã điều chế được kim loại mangan từ quặng pirolusit. Tên gọi MANGAN xuất phát từ tiếng Hy LẠp mangane là nhầm lẫn.

Tên gọi LANTAN xuất phát từ chữ lantos, tiếng HY Lạp có nghĩa là giấu giếm vì khó phát hiện.
AGON được phát hiện năm 1894 khi Raylây và Ramxay so sánh khối lượng riêng của khí nitơ chế từ ko khí và khí nitơ tinh khiết sinh ra khi phân hủy NH4NO3. Khối lượng 1 lít nitơ tinh khiết luôn luôn bé hơn 0.0067g. Điều đó chứng tỏ trong nitơ không khí còn có một số khí khác nặng hơn nữa. Đó là AGON, tiếng Hy Lạp argos có nghĩa là "không hoạt động".

Năm 1898, bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và hấp thụ phân đoạn các khí, Ramxay và các cộng sự đã lần lượt phát hiện KRIPTON, NEON, XENON. Tiếng HY Lạp kirptos có nghĩa là "kín đáo", neos là "mới" và xenos nghĩa là "lạ".

Đến năm 1900, Rozôph phát hiện ra nguyên tố khí hiếm nặng nhất và cũng là khí nặng nhất trong tất cả các đơn chất khí. Đoa là RADON, một nguyên tố phóng xạ được tạo nên từ RAĐI. Radi, là do chữ Latinh "radius"-phóng xạ, biến hóa chút ít mà thành hàm ý là "có tính pháng xạ".
PLATIN tự sinh được phát hiện lần đấu tiên vào thế kỷ thứ 16 trong cát có chứa vàng ở nước Columbia (Nam Mỹ). Đến năm 1750 người ta mới bắt đấu nghiên cứu platin thô đó, biết đó là kim loại và đặt tên là vàng trắng (aurum album). Tên gọi PLATIN về sau này xuất phát từ chữ plata, tiếng tây ban nha là bạc.

Tên gọi ROĐI của nguyên tố xuất phát từ chữ Rhodon, tiếng HY Lạp có nghĩa là màu hồng.(tách được từ muối phức hồng của kim loại đó)
Tên gọi OSMI của nguyên tớ xuất phát từ chữ osme, tiếng HY Lạp có nghĩa là mùi (hơi OsO4 có mùi khó chịu).
Tên gọi IRIDI của nguyên tố xuất phát từ chữ iriotis, tiếng La tinh nghĩa là cầu vồng (dd các muối của kim loại cá màu sắc # nhau).

tên Latinh argentum của nguyên tố bạc xuất páht từ chữ Phạn arganta nghĩa là màu trắng, màu đặc trưng của bạc.
Tên Latinh aurum của nguyên tố vàng xuất phát từ chữ aurora là buổi bình minh, điều đó phù hợp với việc các nhà giả kim thuật dùng ký hiệu mặt trời để chỉ nguyên tố vàng.
Năm 1781, nhà hóa học người Thụy ĐIển Silơ đã tách được WO3 từ khoáng vật silit của vonfram. Năm 1783, hai anh em nhà hóa học Tây Ban Nha Jose và Frosto đã tách được vonfram kim loại và xác định tính chất của nó. Thời Trung cổ,các khoáng vật của vonfram được gọi là tungsten nghĩa là đá nặng. Trong thiên nhiên, "đá nặng" thường ở lẫn với caxiterit. Khi khử caxiterit bằng than gỗ để luyện thiếc, "đá nặng" tạo thành lớp bọt nổi lên trên và hấp thụ một lượng thiếc làm giảm hiệu suất luyện thiếc cho nên các nhà luyện kim thời bấy giờ coi "đá nặng" là kẻ thù dối với thiếc giống như chó sói đối với cừu non. Tên goi VONFRAM xuất phát từ tiếng Latinh wolf có nghĩa là chó sói và rahm là bọt.
ừ thời cổ đại, người Ai Cập và ngừoi Trung Hoa đã điều chế được men màu xanh đẹp để làm những bức khảm. Men đó ngày nay được biết đến là tạo nên khi nấu chảy quăng coban với thạch anh và kali cacbonat. tuy nhiên, mãi đén năm 1735, coban kim loại mới được nhà hóa học Thụy Điển Bran tách ra từ quặng. Quặng coban nhìn bề ngoài tưởng là quặng đồng nên trước đó người ta đã tốn nhiều công sức để tách quặng đó nhưng không thành công. Bởi vậy, những người thợ đào quặng người ĐỨc gọi quặng đó là KOBOLD, tên của con quỷ là kẻ thù của người thợ mỏ trong câu chuyện thần thoại, về sau nguyên tố có tên là COBAN (tên Latinh là Cobaltum).
Tên gọi NIKEN được lấy từ tên của khoáng vật kupfernickel, kupfer có nghĩa là đồng và nickel là tên của con quỷ lùn Nick ở trong truyền thuyết của những người thợ mỏ. Khoáng vật đó đã được biết đến từ thế kỷ 17 và đuowcj gọi như vậy là vì những người thợ mỏ tưởng nhầm nó là quặng đồng và đã tốn nhiều công sức để luyện đồng từ quăng đóvà tất nhiên không thành công.
afro
Nguồn: H2vn.com
tuthan_thuctu4444
tuthan_thuctu4444
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 131
Điểm thành tích : 366
Reputation : 1
Join date : 07/03/2009
Age : 29
Đến từ : Âm tà địa phủ

http://thcsdieutri.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố Empty Re: Ý nghĩa tên gọi các nguyên tố

Bài gửi by Admin Sat Mar 07, 2009 5:06 pm

Bài viết có ích thank :lol!:

Admin
Quản lí diễn đàn
Quản lí diễn đàn

Tổng số bài gửi : 22
Điểm thành tích : 31
Reputation : 2
Join date : 14/11/2008

https://koaibietca.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết